Phật pháp ứng dụng Đại tùy con rùa

Một ông tăng thấy một con rùa trong vườn chùa của Đại Tùy, hỏi sư, “Tất cả chúng sinh đều có da thịt bọc xương. Tại sao chúng sinh này lại có xương bọc da thịt?” Hòa thượng Đại Tùy đáp bằng cách lấy đôi dép của mình che lên con rùa.

Ông tăng này có thói quen xấu là nhảy ngay vào kết luận. Ông ta nghĩ nếu một điều đã đúng vào lúc này thì cũng phải đúng vào mọi lúc và mọi nơi. Đại Tùy tìm cách cứu ông tăng ra khỏi loại phân biệt này và giúp ông tăng nhận ra nhất thể.

Khi quí vị thấy những điều bất thường, không nên kinh động. Trước hết hãy tẩy sạch những nhận thức sai, tự giới hạn của mình về sự vật và đối diện trọn vẹn với thực tại. Tử là gì? Sanh là gì? Phật là gì? Ngộ là gì?


Dẫn một bài thơ xưa ở cuối lời bình của sư; tôi sẽ dịch toàn bộ bài thơ để làm kết luận cho câu chuyện này.

Bạn bè thời thơ ấu,
Giờ đây biết rõ ràng.
Họ luận bàn triết lý,
Viết luận văn, phê bình.


Tôi trở thành kẻ già,
Trở thành vô tích sự.
Chiều nay mưa là bạn.
Tôi thắp lên nén nhang,
Nằm dài trong hương ngát,
Tôi nghe tiếng gió thổi,
Cạnh cửa sổ rèm tre.


Xem thêm:

Đại tùy con rùa

Phật pháp ứng dụng Đại tùy con rùa

Một ông tăng thấy một con rùa trong vườn chùa của Đại Tùy, hỏi sư, “Tất cả chúng sinh đều có da thịt bọc xương. Tại sao chúng sinh này lại có xương bọc da thịt?” Hòa thượng Đại Tùy đáp bằng cách lấy đôi dép của mình che lên con rùa.

Ông tăng này có thói quen xấu là nhảy ngay vào kết luận. Ông ta nghĩ nếu một điều đã đúng vào lúc này thì cũng phải đúng vào mọi lúc và mọi nơi. Đại Tùy tìm cách cứu ông tăng ra khỏi loại phân biệt này và giúp ông tăng nhận ra nhất thể.

Khi quí vị thấy những điều bất thường, không nên kinh động. Trước hết hãy tẩy sạch những nhận thức sai, tự giới hạn của mình về sự vật và đối diện trọn vẹn với thực tại. Tử là gì? Sanh là gì? Phật là gì? Ngộ là gì?


Dẫn một bài thơ xưa ở cuối lời bình của sư; tôi sẽ dịch toàn bộ bài thơ để làm kết luận cho câu chuyện này.

Bạn bè thời thơ ấu,
Giờ đây biết rõ ràng.
Họ luận bàn triết lý,
Viết luận văn, phê bình.


Tôi trở thành kẻ già,
Trở thành vô tích sự.
Chiều nay mưa là bạn.
Tôi thắp lên nén nhang,
Nằm dài trong hương ngát,
Tôi nghe tiếng gió thổi,
Cạnh cửa sổ rèm tre.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng đạo tín

Sư họ Tư-Mã, tổ tiên quê ở Hà-Nội, thân phụ Sư dời về Kỳ-Châu huyện Quảng-Tế, mới sanh Sư. Sư xuất gia khi còn để chóp. Tuy tuổi ấu thơ, mà Sư có ý chí siêu việt, ngưỡng mộ Không tông và các môn giải thoát.

Năm 14 tuổi là một Sa-di, Sư gặp Tổ Tăng-Xán cầu xin pháp môn giải thoát, được Tổ khai ngộ cho. Sư theo hầu Tổ suốt chín năm, mới được truyền pháp. Sau khi được pháp, Sư một bề tinh tấn trọn ngày đêm không nằm. Niên hiệu Đại-Nghiệp thứ 13 (613 T.L.) đời Tùy, Sư thống lãnh đồ chúng sang Kiết-Châu. Đến đây bị bọn giặc Tào-Võ-Vệ vây thành suốt bảy tuần. Dân chúng trong thành kinh hoàng. Sư dạy họ chí tâm niệm <Ma-ha-bát-nhã >. Toàn dân trong thành đều thành kính tụng niệm. Quả nhiên bọn giặc nhìn trên thành có thần binh trùng điệp, chúng sợ hãi rút quân. Niên hiệu Võ-Đức thứ hai (619 T.L.) đời Đường, Sư sang đất Loa-Xuyên. Ở đây, Sư giáo hóa ngót bảy năm. Sau Sư trở về an trụ tại Kỳ-Xuân trên núi Phá-Đầu. Ở đây, Tăng chúng bốn phương đua nhau tìm đến tham vấn rất đông.

Đời Đường niên hiệu Trịnh-Quán thứ tư (630 T.L.) Sư đang ở trên núi Phá-Đầu nhìn xem khí tượng, biết trên núi Ngưu-Đầu có bậc dị nhơn. Sư đích thân tìm đến núi nầy, vào Chùa U-Thê hỏi thăm những vị tăng rằng: -Ở đây có đạo nhơn chăng ? Có vị tăng đáp: - Phàm là người xuất gia ai chẳng phải đạo nhơn ? Sư hỏi: -Cái gì là đạo nhơn ? Tăng im lặng không đáp được. Có vị tăng khác thưa: -Cách đây chừng mười dặm bên kia núi, có một vị sư tên Pháp-Dung, lười biếng đến thấy người chẳng đứng dậy chào, cũng không chấp tay, phải là đạo nhơn chăng ? Sư liền trèo núi tìm đến thấy Pháp-Dung đang ngồi thiền trên tảng đá, dường như chẳng để ý đến ai. Sư hỏi: -Ở đây làm gì ? Pháp-Dung đáp: -Quán tâm.- Quán là người nào, tâm là vật gì ? Pháp-Dung không đáp được, bèn đứng dậy làm lễ thưa: -Đại đức an trụ nơi nào?

Sư đáp: -Bần tăng không có chỗ ở nhất định, hoặc Đông hoặc Tây. –Ngài biết thiền sư Đạo -Tín chăng ? –Vì sao hỏi ông ấy ? –Vì nghe danh đức đã lâu, khao khát muốn đến lễ yết. -Thiền sư Đạo-Tín là bần đạo đây. –Vì sao Ngài quan lâm đến đây ? –Vì tìm đến thăm hỏi ngươi, lại có chỗ nào nghỉ ngơi chăng ? Pháp-Dung chỉ phía sau, thưa: -Riêng có cái am nhỏ. Pháp-Dung liền dẫn Sư về am. Chung quanh am toàn loài cọp sói nằm đứng lăng xăng, Sư giơ hai tay lên làm thế sợ . Pháp-Dung hỏi: -Ngài vẫn còn cái đó sao ? Sư hỏi: -Cái đó là cái gì ? Pháp-Dung không đáp được. Giây lát, Sư lại tấm đá của Pháp-Dung ngồi vẽ một chữ PHẬT, Pháp-Dung nhìn thấy giật mình. Sư bảo: -Vẫn còn cái đó sao ? Pháp-Dung không hiểu, bèn đảnh lễ cầu xin Sư chỉ dạy chỗ chân yếu. Sư bảo: - Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông. Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầ y đủ nơi tâm ngươi. Tất cả phiền não xưa nay đều không lặng. Tất cả nhơn quả đều như mộng huyễn, không có tam giới có thể ra, không có bồ-đề có thể cầu. Người cùng phi nhơn tánh tướng bình đẳng. Đại đạo thênh thang rộng lớn bặt suy dứt nghĩ. Pháp như thế, nay ngươi đã được không thiếu khuyết, cùng Phật không khác, lại không có pháp gì lạ.

Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi quán hạnh, cũng chớ lóng tâm, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang không ngại, mặc tình tung hoành, chẳng làm các việc thiện, chẳng làm các việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật.

Pháp-Dung thưa: -Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật ? cái gì là tâm ? Sư đáp: -Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm. Pháp-Dung thưa: -Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị ? Sư đáp: -Cảnh duyên không có tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh (tên), vọng tình từ đâu khởi ? Vọng tình đã chẳng khởi, chơn tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tùy tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là pháp thân thường trụ, không có đổi thay. Ta thọ pháp môn đốn giáo của Tổ Tăng-Xán, nay trao lại cho ngươi. Nay ngươi nhận kỹ lời ta, chỉ ở núi nầy sau có năm vị đạt nhơn đến nối tiếp giáo hóa. Một hôm Sư đến huyện Huỳnh-Mai, giữa đường gặp một đứa bé dáng vẻ khôi ngô, độ chừng bảy tuổi. Sư để tâm nơi đứa bé, bèn hỏi: -Ngươi họ gì ? Đứa bé đáp: -Họ thì có, mà không phải họ thường. –Là họ gì ? –Là họ Phật.

-Ngươi không họ à ? –Vì họ ấy là không. Sư nhìn những người thị tùng bảo: -Đứa bé nầy không phải hạng phàm, sau nầy sẽ làm Phật pháp hưng thịnh. Sư cùng thị tùng tìm đến nhà đứa bé, thuật những lời đối đáp lạ thường của nó và xin cha mẹ cho nó xuất gia. Cha mẹ đứa bé đồng ý cho nó xuất gia. Thế là, Sư nhận đứa bé làm đệ tử xuất gia, đặt tên là Hoằng-Nhẫn. Một hôm Sư gọi Hoằng-Nhẫn đến bảo: -Xưa Như-Lai truyền chánh pháp nhãn tạng chuyển đến đời ta, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi đều giữ gìn, cố gắng truyền trao không cho dứt bặt. Nghe ta nói kệ:

Hoa chủng hữu sanh tánh, Nhơn địa hoa sanh sanh, Đại duyên dữ tín hiệp, Đương sanh sanh bất sanh.

Dịch: Giống hoa có tánh sống, Nhơn đất hoa nảy mầm, Duyên lớn cùng tín hợp, Chính sanh, sanh chẳng sanh.

Sư lại bảo Hoằng-Nhẫn: -Trước trong thời Võ-Đức ta có viếng Lô-Sơn, lên tột trên đảnh nhìn về núi Phá-Đầu thấy một vầng mây màu tía giống như cái lộng, dưới phát ra lằn hơi trắng chia ra sáu đường, ngươi cho là điềm gì ? Hoằng-Nhẫn thưa: -Đó là điềm sau Hòa-Thượng con cháu sẽ chia thêm một nhánh Phật pháp. Sư khen: -Hay thay, ngươi khéo biết đó Niên hiệu Trinh-Quán thứ 18 (644 T.L.) nhà Đường, Vua Thái-Tông ngưỡng mộ đạo hạnh của Sư sai sứ mang chiếu thỉnh Sư về kinh đô để tham vấn đạo lý. Sứ đi đến ba phen mà thỉnh không được. Sư cứ từ chối là già bệnh. Lần thứ tư, vua hạ lệnh nếu Sư không chịu đi thì lấy thủ cấp đem về, vì Sư phạm tội trái lệnh. Sứ giả đọc chiếu chỉ xong, Sư ngửa cổ cho sứ chém, mà thần sắc vẩn thản nhiên. Sứ giả thấy thế, không dám hạ thủ, trở về tâu lại nhà vua. Vua nghe việc nầy càng thêm kính phục, gởi đồ lụa gấm đến cúng dường.

Đến niên hiệu Vĩnh-Huy năm thứ 2 (651 T.L) đời Đường, ngày mùng 4 tháng 9 nhuần năm Tân-Hợi, Sư gọi môn nhân vào dặn: -Tất cả các pháp thảy đều là giải thoát, các ngươi phải tự gìn giữ và giáo hóa đời sau. Nói xong, Sư ngồi an nhiên thị tịch. Sư thọ 72 tuổi. Môn nhơn xây tháp thờ tại núi Phá-Đầu. Sư từ khi ngộ đạo cho đến lúc thị tịch gần ngót mười năm mà vẫn tinh tấn tu hành không khi nào nằm nghỉ.Thật là một gương sáng về hạnh giải đều tuyệt đỉnh.

Ngày mùng tám tháng tư năm sau, tự nhiên cửa tháp mở ra, nghi dung của Sư xinh tươi như lúc sống. Từ đây về sau môn nhơn không đóng cửa tháp. Đời Tống vua truy phong Sư hiệu Đại Y Thiền Sư.

Xem thêm:

Đạo-Tín

Phật pháp ứng dụng đạo tín

Sư họ Tư-Mã, tổ tiên quê ở Hà-Nội, thân phụ Sư dời về Kỳ-Châu huyện Quảng-Tế, mới sanh Sư. Sư xuất gia khi còn để chóp. Tuy tuổi ấu thơ, mà Sư có ý chí siêu việt, ngưỡng mộ Không tông và các môn giải thoát.

Năm 14 tuổi là một Sa-di, Sư gặp Tổ Tăng-Xán cầu xin pháp môn giải thoát, được Tổ khai ngộ cho. Sư theo hầu Tổ suốt chín năm, mới được truyền pháp. Sau khi được pháp, Sư một bề tinh tấn trọn ngày đêm không nằm. Niên hiệu Đại-Nghiệp thứ 13 (613 T.L.) đời Tùy, Sư thống lãnh đồ chúng sang Kiết-Châu. Đến đây bị bọn giặc Tào-Võ-Vệ vây thành suốt bảy tuần. Dân chúng trong thành kinh hoàng. Sư dạy họ chí tâm niệm <Ma-ha-bát-nhã >. Toàn dân trong thành đều thành kính tụng niệm. Quả nhiên bọn giặc nhìn trên thành có thần binh trùng điệp, chúng sợ hãi rút quân. Niên hiệu Võ-Đức thứ hai (619 T.L.) đời Đường, Sư sang đất Loa-Xuyên. Ở đây, Sư giáo hóa ngót bảy năm. Sau Sư trở về an trụ tại Kỳ-Xuân trên núi Phá-Đầu. Ở đây, Tăng chúng bốn phương đua nhau tìm đến tham vấn rất đông.

Đời Đường niên hiệu Trịnh-Quán thứ tư (630 T.L.) Sư đang ở trên núi Phá-Đầu nhìn xem khí tượng, biết trên núi Ngưu-Đầu có bậc dị nhơn. Sư đích thân tìm đến núi nầy, vào Chùa U-Thê hỏi thăm những vị tăng rằng: -Ở đây có đạo nhơn chăng ? Có vị tăng đáp: - Phàm là người xuất gia ai chẳng phải đạo nhơn ? Sư hỏi: -Cái gì là đạo nhơn ? Tăng im lặng không đáp được. Có vị tăng khác thưa: -Cách đây chừng mười dặm bên kia núi, có một vị sư tên Pháp-Dung, lười biếng đến thấy người chẳng đứng dậy chào, cũng không chấp tay, phải là đạo nhơn chăng ? Sư liền trèo núi tìm đến thấy Pháp-Dung đang ngồi thiền trên tảng đá, dường như chẳng để ý đến ai. Sư hỏi: -Ở đây làm gì ? Pháp-Dung đáp: -Quán tâm.- Quán là người nào, tâm là vật gì ? Pháp-Dung không đáp được, bèn đứng dậy làm lễ thưa: -Đại đức an trụ nơi nào?

Sư đáp: -Bần tăng không có chỗ ở nhất định, hoặc Đông hoặc Tây. –Ngài biết thiền sư Đạo -Tín chăng ? –Vì sao hỏi ông ấy ? –Vì nghe danh đức đã lâu, khao khát muốn đến lễ yết. -Thiền sư Đạo-Tín là bần đạo đây. –Vì sao Ngài quan lâm đến đây ? –Vì tìm đến thăm hỏi ngươi, lại có chỗ nào nghỉ ngơi chăng ? Pháp-Dung chỉ phía sau, thưa: -Riêng có cái am nhỏ. Pháp-Dung liền dẫn Sư về am. Chung quanh am toàn loài cọp sói nằm đứng lăng xăng, Sư giơ hai tay lên làm thế sợ . Pháp-Dung hỏi: -Ngài vẫn còn cái đó sao ? Sư hỏi: -Cái đó là cái gì ? Pháp-Dung không đáp được. Giây lát, Sư lại tấm đá của Pháp-Dung ngồi vẽ một chữ PHẬT, Pháp-Dung nhìn thấy giật mình. Sư bảo: -Vẫn còn cái đó sao ? Pháp-Dung không hiểu, bèn đảnh lễ cầu xin Sư chỉ dạy chỗ chân yếu. Sư bảo: - Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông. Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầ y đủ nơi tâm ngươi. Tất cả phiền não xưa nay đều không lặng. Tất cả nhơn quả đều như mộng huyễn, không có tam giới có thể ra, không có bồ-đề có thể cầu. Người cùng phi nhơn tánh tướng bình đẳng. Đại đạo thênh thang rộng lớn bặt suy dứt nghĩ. Pháp như thế, nay ngươi đã được không thiếu khuyết, cùng Phật không khác, lại không có pháp gì lạ.

Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi quán hạnh, cũng chớ lóng tâm, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang không ngại, mặc tình tung hoành, chẳng làm các việc thiện, chẳng làm các việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật.

Pháp-Dung thưa: -Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật ? cái gì là tâm ? Sư đáp: -Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm. Pháp-Dung thưa: -Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị ? Sư đáp: -Cảnh duyên không có tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh (tên), vọng tình từ đâu khởi ? Vọng tình đã chẳng khởi, chơn tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tùy tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là pháp thân thường trụ, không có đổi thay. Ta thọ pháp môn đốn giáo của Tổ Tăng-Xán, nay trao lại cho ngươi. Nay ngươi nhận kỹ lời ta, chỉ ở núi nầy sau có năm vị đạt nhơn đến nối tiếp giáo hóa. Một hôm Sư đến huyện Huỳnh-Mai, giữa đường gặp một đứa bé dáng vẻ khôi ngô, độ chừng bảy tuổi. Sư để tâm nơi đứa bé, bèn hỏi: -Ngươi họ gì ? Đứa bé đáp: -Họ thì có, mà không phải họ thường. –Là họ gì ? –Là họ Phật.

-Ngươi không họ à ? –Vì họ ấy là không. Sư nhìn những người thị tùng bảo: -Đứa bé nầy không phải hạng phàm, sau nầy sẽ làm Phật pháp hưng thịnh. Sư cùng thị tùng tìm đến nhà đứa bé, thuật những lời đối đáp lạ thường của nó và xin cha mẹ cho nó xuất gia. Cha mẹ đứa bé đồng ý cho nó xuất gia. Thế là, Sư nhận đứa bé làm đệ tử xuất gia, đặt tên là Hoằng-Nhẫn. Một hôm Sư gọi Hoằng-Nhẫn đến bảo: -Xưa Như-Lai truyền chánh pháp nhãn tạng chuyển đến đời ta, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi đều giữ gìn, cố gắng truyền trao không cho dứt bặt. Nghe ta nói kệ:

Hoa chủng hữu sanh tánh, Nhơn địa hoa sanh sanh, Đại duyên dữ tín hiệp, Đương sanh sanh bất sanh.

Dịch: Giống hoa có tánh sống, Nhơn đất hoa nảy mầm, Duyên lớn cùng tín hợp, Chính sanh, sanh chẳng sanh.

Sư lại bảo Hoằng-Nhẫn: -Trước trong thời Võ-Đức ta có viếng Lô-Sơn, lên tột trên đảnh nhìn về núi Phá-Đầu thấy một vầng mây màu tía giống như cái lộng, dưới phát ra lằn hơi trắng chia ra sáu đường, ngươi cho là điềm gì ? Hoằng-Nhẫn thưa: -Đó là điềm sau Hòa-Thượng con cháu sẽ chia thêm một nhánh Phật pháp. Sư khen: -Hay thay, ngươi khéo biết đó Niên hiệu Trinh-Quán thứ 18 (644 T.L.) nhà Đường, Vua Thái-Tông ngưỡng mộ đạo hạnh của Sư sai sứ mang chiếu thỉnh Sư về kinh đô để tham vấn đạo lý. Sứ đi đến ba phen mà thỉnh không được. Sư cứ từ chối là già bệnh. Lần thứ tư, vua hạ lệnh nếu Sư không chịu đi thì lấy thủ cấp đem về, vì Sư phạm tội trái lệnh. Sứ giả đọc chiếu chỉ xong, Sư ngửa cổ cho sứ chém, mà thần sắc vẩn thản nhiên. Sứ giả thấy thế, không dám hạ thủ, trở về tâu lại nhà vua. Vua nghe việc nầy càng thêm kính phục, gởi đồ lụa gấm đến cúng dường.

Đến niên hiệu Vĩnh-Huy năm thứ 2 (651 T.L) đời Đường, ngày mùng 4 tháng 9 nhuần năm Tân-Hợi, Sư gọi môn nhân vào dặn: -Tất cả các pháp thảy đều là giải thoát, các ngươi phải tự gìn giữ và giáo hóa đời sau. Nói xong, Sư ngồi an nhiên thị tịch. Sư thọ 72 tuổi. Môn nhơn xây tháp thờ tại núi Phá-Đầu. Sư từ khi ngộ đạo cho đến lúc thị tịch gần ngót mười năm mà vẫn tinh tấn tu hành không khi nào nằm nghỉ.Thật là một gương sáng về hạnh giải đều tuyệt đỉnh.

Ngày mùng tám tháng tư năm sau, tự nhiên cửa tháp mở ra, nghi dung của Sư xinh tươi như lúc sống. Từ đây về sau môn nhơn không đóng cửa tháp. Đời Tống vua truy phong Sư hiệu Đại Y Thiền Sư.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tăng-Xán

Không ai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào. Chỉ biết Sư với hình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ-Khả xin xám tội. Nhơn đó được ngộ đạo. Được Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước, nhằm niên hiệu Thiên-Bình thứ hai (536 T.L) nhà Bắc-Tề ngày 18 tháng 3. Sư theo hầu hạ Tổ được hai năm. Tổ truyền kệ và y bát bảo phải đi phương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núi Hoàn-Công thuộc Thư-Châu.

Đời Châu-Võ-Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Sư sang ở núi Tư-Không huyện Thái-Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâu một chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thời gian Sư ở núi Tư-Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi sang Trung–Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu-Chi hết lòng kính mộ xin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phương Nam tiếp độ chúng sinh.

Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai-Hoàng có ông Sa-di hiệu Đạo-Tín được 14 tuổi đến lễ Sư thưa: -Xin Hòa-Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát. Sư hỏi: -Ai trói buộc ngươi ?

-Không ai trói buộc. –Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát. Đạo-Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo-Tín theo hầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo-Tín đến Kiết-Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo-Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:

Hoa chủng tuy nhơn địa, Tùng địa chủng hoa sanh, Nhược vô nhơn hạ chủng, Hoa địa tận vô sanh.

Dịch: Giống hoa tuy nhơn đất, Từ đất giống hoa sanh, Nếu không người gieo giống, Hoa, đất trọn không sanh .

Sư dạ y tiếp: -Xưa Tổ Huệ-Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp-Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì ! Sư đến núi La-Phù ngao du hai năm. Sư lại trở về Châu-Thư, ngụ tại chùa Sơn-Cốc. Dân chúng ở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.

Nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, niên hiệu Đại-Nghiệp thứ hai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài < Tín tâm minh > là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền-Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư

Xem thêm:

Tăng-Xán

Phật pháp ứng dụng Tăng-Xán

Không ai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào. Chỉ biết Sư với hình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ-Khả xin xám tội. Nhơn đó được ngộ đạo. Được Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước, nhằm niên hiệu Thiên-Bình thứ hai (536 T.L) nhà Bắc-Tề ngày 18 tháng 3. Sư theo hầu hạ Tổ được hai năm. Tổ truyền kệ và y bát bảo phải đi phương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núi Hoàn-Công thuộc Thư-Châu.

Đời Châu-Võ-Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Sư sang ở núi Tư-Không huyện Thái-Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâu một chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thời gian Sư ở núi Tư-Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi sang Trung–Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu-Chi hết lòng kính mộ xin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phương Nam tiếp độ chúng sinh.

Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai-Hoàng có ông Sa-di hiệu Đạo-Tín được 14 tuổi đến lễ Sư thưa: -Xin Hòa-Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát. Sư hỏi: -Ai trói buộc ngươi ?

-Không ai trói buộc. –Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát. Đạo-Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo-Tín theo hầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo-Tín đến Kiết-Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo-Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo: -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:

Hoa chủng tuy nhơn địa, Tùng địa chủng hoa sanh, Nhược vô nhơn hạ chủng, Hoa địa tận vô sanh.

Dịch: Giống hoa tuy nhơn đất, Từ đất giống hoa sanh, Nếu không người gieo giống, Hoa, đất trọn không sanh .

Sư dạ y tiếp: -Xưa Tổ Huệ-Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp-Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì ! Sư đến núi La-Phù ngao du hai năm. Sư lại trở về Châu-Thư, ngụ tại chùa Sơn-Cốc. Dân chúng ở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.

Nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, niên hiệu Đại-Nghiệp thứ hai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài < Tín tâm minh > là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền-Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Mã-Minh

Bồ-Tát người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã- Minh cũng có hiệu Công-Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã -Minh. lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã-Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.

Sau khi được Tổ Phú-Na-Dạ-Xa độ cho xuất gia và truyền tâm ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình.

Bao nhiêu tà thuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại-Thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài đi giáo hóa đến nước Hoa-Thị nơi đây ngọn đuốc pháp của Ngài càng sáng rực hơn.

Một hôm, có một ông già gầy ốm vào trong hội nghe pháp, bỗng nhiên ngã xuống đất. Ngài bảo chúng :

-Đây là việc phi thường, sẽ có tướ ng lạ. Ông già kia liền biến mất. Chợt thấy dưới đất vọt lên một người con gái nhan sắc đẹp đẽ thân như màu vàng, dùng tay chỉ Ngài nói kệ :

Khể thủ trưởng lão tôn, Đương thọ Như-Lai ký, Kim ư thử địa thượng, Nhi độ sanh tử chúng .

Dịch : Cúi đầu lễ trưởng lão, Hiện nhận lời Phật ghi, Nay ở nơi xứ nầy, Độ chúng khỏi sanh tử .

Nói kệ xong, trong chớp mắt không thấy cô nữa. Ngài bảo chúng : - Giây lát đây sẽ có ngoại đạo đến đấu sức với ta.

Bỗng chốc gió mưa ầm ĩ xối xả kéo đến, khiến trời đất mịt mù. Ngài bảo :

- Đây là báo hiệu ngoại đạo sẽ đến. Ta sẽ trừ chúng. Nói xong, Ngài chỉ tay lên hư không, hiện ra con rồng vàng to lớn, phấn khởi oai thần, khiến pháp ngoại đạo tan biến .

Sau bảy ngày, có một con sâu nằm nép dưới tòa của Ngài. Ngài lấy tay nắm bắt con sâu ấy đưa cho đại chúng xem và nói : - Con sâu nầy là trá hình của ngoại đạo, đến ẩn núp nơi đây đặng nghe trộm pháp của ta . Nói xong, Ngài ném con sâu ra bảo : < đi ngay ! >. Nhưng con sâu sợ hãi nằm im không động Ngài an ủi :

-    Ta không có hại ngươi. Ngươi hãy hiện lại bổn hình. Ngoại đạo liền hiện bổn hình đảnh lễ xin sám hối. Ngài hỏi :

-    Ngươi tên gì ? Có bao nhiêu đồ đệ ? Ngoại đạo thưa : - Con tên Ca-Tỳ-Ma-La, có đến ba ngàn đồ đệ.

-    Ngài hỏi : - Tột thần lực của ngươi biến hóa thế nào Ngoại đạo thưa : - Con hóa biển cả là việc chẳng khó.

-    Ngài hỏi : - Ngươi hóa tánh biển được chăng ? Ngoại đạo mờ mịt không biết, thưa :

-    Lời nầy con không thể biết.

Ngài vì giải thích : - Tánh biển là núi sông quả đất đều y cứ nơi đó mà lập, tam muội lục thông do đây phát hiện.

Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ , cùng ba ngàn đồ đệ đều cầu xin xuất gia. Ngài vì họ cho cạo đầu xuất gia, rồi triệu tập năm trăm vị thánh tăng đến làm lễ thọ giới cụ túc. Ngài bảo giới tử : - Các ngươi thú hướng Bồ-Đề sẽ thành đạo thánh. Ca-Tỳ-Ma-La quả nhiên được giới thể, phát hào quang sáng, có mùi hương lạ xông khắp.

Một hôm, Ngài gọi Ma -La đến bảo : - Đại pháp nhãn tạng của Như- Lai, nay trao cho ngươi, truyền bá chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ :Ẩn hiển tức bổn pháp, Minh ám nguyên bất nhị, Kim phó ngộ liễu pháp, Phi thủ diệc phi khí.

Dịch : Ẩn hiện vốn pháp này, Sáng tối nguyên không hai, Nay truyền pháp liểu ngộ, Không lấy cũng chẳng bỏ .

Truyền pháp xong, Ngài vào chánh định hiện tướng viên tịch. Ca- Tỳ-Ma-La và đồ chúng đem chơn thể của Ngài để vào khám thờ. Ngài là vị Tổ thứ 12 của Thiền-Tông, cũng là một vị pháp sư làm sáng tỏ giáo pháp Đại-Thừa. Ngài sáng tác ba bộ luận: 1-Đại-Thừa Khởi Tín Luận. 2.-Đại Tông địa huyền văn bổn luận. 3.-Sự sư pháp ngũ thập tụng. Nổi tiếng nhất là bộ Đại-Thừa Khởi Tín Luận, đến hiện giờ những nước Phật-giáo Đại-Thừa vẫn truyền dạy bộ luận nầy.

Xem thêm:

Bồ-Tát Mã-Minh

Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Mã-Minh

Bồ-Tát người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã- Minh cũng có hiệu Công-Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã -Minh. lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã-Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.

Sau khi được Tổ Phú-Na-Dạ-Xa độ cho xuất gia và truyền tâm ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình.

Bao nhiêu tà thuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại-Thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài đi giáo hóa đến nước Hoa-Thị nơi đây ngọn đuốc pháp của Ngài càng sáng rực hơn.

Một hôm, có một ông già gầy ốm vào trong hội nghe pháp, bỗng nhiên ngã xuống đất. Ngài bảo chúng :

-Đây là việc phi thường, sẽ có tướ ng lạ. Ông già kia liền biến mất. Chợt thấy dưới đất vọt lên một người con gái nhan sắc đẹp đẽ thân như màu vàng, dùng tay chỉ Ngài nói kệ :

Khể thủ trưởng lão tôn, Đương thọ Như-Lai ký, Kim ư thử địa thượng, Nhi độ sanh tử chúng .

Dịch : Cúi đầu lễ trưởng lão, Hiện nhận lời Phật ghi, Nay ở nơi xứ nầy, Độ chúng khỏi sanh tử .

Nói kệ xong, trong chớp mắt không thấy cô nữa. Ngài bảo chúng : - Giây lát đây sẽ có ngoại đạo đến đấu sức với ta.

Bỗng chốc gió mưa ầm ĩ xối xả kéo đến, khiến trời đất mịt mù. Ngài bảo :

- Đây là báo hiệu ngoại đạo sẽ đến. Ta sẽ trừ chúng. Nói xong, Ngài chỉ tay lên hư không, hiện ra con rồng vàng to lớn, phấn khởi oai thần, khiến pháp ngoại đạo tan biến .

Sau bảy ngày, có một con sâu nằm nép dưới tòa của Ngài. Ngài lấy tay nắm bắt con sâu ấy đưa cho đại chúng xem và nói : - Con sâu nầy là trá hình của ngoại đạo, đến ẩn núp nơi đây đặng nghe trộm pháp của ta . Nói xong, Ngài ném con sâu ra bảo : < đi ngay ! >. Nhưng con sâu sợ hãi nằm im không động Ngài an ủi :

-    Ta không có hại ngươi. Ngươi hãy hiện lại bổn hình. Ngoại đạo liền hiện bổn hình đảnh lễ xin sám hối. Ngài hỏi :

-    Ngươi tên gì ? Có bao nhiêu đồ đệ ? Ngoại đạo thưa : - Con tên Ca-Tỳ-Ma-La, có đến ba ngàn đồ đệ.

-    Ngài hỏi : - Tột thần lực của ngươi biến hóa thế nào Ngoại đạo thưa : - Con hóa biển cả là việc chẳng khó.

-    Ngài hỏi : - Ngươi hóa tánh biển được chăng ? Ngoại đạo mờ mịt không biết, thưa :

-    Lời nầy con không thể biết.

Ngài vì giải thích : - Tánh biển là núi sông quả đất đều y cứ nơi đó mà lập, tam muội lục thông do đây phát hiện.

Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ , cùng ba ngàn đồ đệ đều cầu xin xuất gia. Ngài vì họ cho cạo đầu xuất gia, rồi triệu tập năm trăm vị thánh tăng đến làm lễ thọ giới cụ túc. Ngài bảo giới tử : - Các ngươi thú hướng Bồ-Đề sẽ thành đạo thánh. Ca-Tỳ-Ma-La quả nhiên được giới thể, phát hào quang sáng, có mùi hương lạ xông khắp.

Một hôm, Ngài gọi Ma -La đến bảo : - Đại pháp nhãn tạng của Như- Lai, nay trao cho ngươi, truyền bá chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ :Ẩn hiển tức bổn pháp, Minh ám nguyên bất nhị, Kim phó ngộ liễu pháp, Phi thủ diệc phi khí.

Dịch : Ẩn hiện vốn pháp này, Sáng tối nguyên không hai, Nay truyền pháp liểu ngộ, Không lấy cũng chẳng bỏ .

Truyền pháp xong, Ngài vào chánh định hiện tướng viên tịch. Ca- Tỳ-Ma-La và đồ chúng đem chơn thể của Ngài để vào khám thờ. Ngài là vị Tổ thứ 12 của Thiền-Tông, cũng là một vị pháp sư làm sáng tỏ giáo pháp Đại-Thừa. Ngài sáng tác ba bộ luận: 1-Đại-Thừa Khởi Tín Luận. 2.-Đại Tông địa huyền văn bổn luận. 3.-Sự sư pháp ngũ thập tụng. Nổi tiếng nhất là bộ Đại-Thừa Khởi Tín Luận, đến hiện giờ những nước Phật-giáo Đại-Thừa vẫn truyền dạy bộ luận nầy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Phục-Đà-Mật-Đa

Ngài họ Tỳ-Xá- La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến nă m mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :

- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đạ i bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh, cho nên thường nguyện :< Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát >

Miệng nó không nói là tiêu biểu đạ o không t ịch. Ch ơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổ xuất gia.

Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có ông trưởng-giả tên là Hương-Cái. Ông nầy có người con trai tên Nan-Sanh. Ông trưởng-giả Hương-Cái dẫn con đến yết kiến Ngài. Đả nh lễ xong, ông trưởng-giả thưa :- Thằng bé nầy ở trong thai mẹ ngót sáu mươi năm,do đó tôi đặt tên là Nan-Sanh. Có một tiên đến xem tướng nó,r ồi nói:< Thằng nhỏ nầy hẳn là tướng phi phàm,s ẽ làm pháp khí đại thừa, sau gặp Bồ-Tát hóa độ >. Bởi có duyên lành nên nay đượ c gặp Ngài, tôi nguyện cho nó theo Ngài xuất gia học đạo. Ngài hoan hỷ nhậ n cho Nan- Sanh xuất gia thọ giới. Trong buổi lễ xuất gia thọ giới bỗng có ánh sáng mát chiếu khắp chổ Nan-Sanh ngồi. Cơ duyên hóa độ sắp viên mãn, Ngài kêu Nan-Sanh lại dặn dò :- Đạ i pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao đừng cho đoạn dứt. Ngươi nhận lời ta dạy, hãy nghe kệ đây :

Chơn lý bổn vô danh, Nhơn danh hiển chơn lý, Thọ đắc chơn thật pháp, Phi chơn diệc phi ngụy.

Dịch : Chơn lý vốn không tên, Nhơn tên bày chơn lý, Nhận được pháp chơn thật, Chẳng chơn cũng chẳng ngụy.

-Nói kệ xong, Ngài bèn vào chánh định hi ện tướng Niết-bàn. Chư thiên trổi nhạc cúng dườ ng. Nan-Sanh cùng đồ chúng dùng dầu thơm gỗ chiên đàn làm l ễ hỏa táng chơn thể của Ngài. Hỏa táng xong lượm xá-lợi về tôn thờ nơi chùa Na-Lan-Đà .

Xem thêm:

Tổ Phục-Đà-Mật-Đa

Phật pháp ứng dụng Tổ Phục-Đà-Mật-Đa

Ngài họ Tỳ-Xá- La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến nă m mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :

- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đạ i bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh, cho nên thường nguyện :< Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát >

Miệng nó không nói là tiêu biểu đạ o không t ịch. Ch ơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổ xuất gia.

Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có ông trưởng-giả tên là Hương-Cái. Ông nầy có người con trai tên Nan-Sanh. Ông trưởng-giả Hương-Cái dẫn con đến yết kiến Ngài. Đả nh lễ xong, ông trưởng-giả thưa :- Thằng bé nầy ở trong thai mẹ ngót sáu mươi năm,do đó tôi đặt tên là Nan-Sanh. Có một tiên đến xem tướng nó,r ồi nói:< Thằng nhỏ nầy hẳn là tướng phi phàm,s ẽ làm pháp khí đại thừa, sau gặp Bồ-Tát hóa độ >. Bởi có duyên lành nên nay đượ c gặp Ngài, tôi nguyện cho nó theo Ngài xuất gia học đạo. Ngài hoan hỷ nhậ n cho Nan- Sanh xuất gia thọ giới. Trong buổi lễ xuất gia thọ giới bỗng có ánh sáng mát chiếu khắp chổ Nan-Sanh ngồi. Cơ duyên hóa độ sắp viên mãn, Ngài kêu Nan-Sanh lại dặn dò :- Đạ i pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao đừng cho đoạn dứt. Ngươi nhận lời ta dạy, hãy nghe kệ đây :

Chơn lý bổn vô danh, Nhơn danh hiển chơn lý, Thọ đắc chơn thật pháp, Phi chơn diệc phi ngụy.

Dịch : Chơn lý vốn không tên, Nhơn tên bày chơn lý, Nhận được pháp chơn thật, Chẳng chơn cũng chẳng ngụy.

-Nói kệ xong, Ngài bèn vào chánh định hi ện tướng Niết-bàn. Chư thiên trổi nhạc cúng dườ ng. Nan-Sanh cùng đồ chúng dùng dầu thơm gỗ chiên đàn làm l ễ hỏa táng chơn thể của Ngài. Hỏa táng xong lượm xá-lợi về tôn thờ nơi chùa Na-Lan-Đà .

Xem thêm:
Đọc thêm..